Sự khác biệt của mô hình quản trị truyền thống và hiện đại
Bởi Đội Ngũ VietGigs | 08-03-2024Mục lục
Đối với doanh nghiệp khi kinh doanh rất cần đến yếu tố quản lý để đơn vị vận hành hiệu quả. Vậy mô hình quản trị truyền thống và hiện đại có gì khác biệt? Đơn vị nên chọn mô hình quản trị nào áp dụng cho doanh nghiệp của mình? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc có thêm thông tin hữu ích về 2 loại mô hình quản trị này.
Mô hình quản trị truyền thống và hiện đại là gì?
Quản trị truyền thống, hiện đại là 2 mô hình được áp dụng phổ biến hiện nay tại các doanh nghiệp. Mỗi loại hình quản trị sở hữu những điểm mạnh riêng khác nhau như sau:
Khái niệm quản trị truyền thống
Quản lý truyền thống là việc quản trị các hoạt động thiết lập chiến lược của một tổ chức, điều phối nhân viên để hoàn thành mục tiêu một cách trực tiếp. Tức là người quản trị sẽ trực tiếp quản lý thông qua các báo cáo hàng ngày.
Quản trị hiện đại là gì?
Quản trị hiện đại là quá trình quản lý doanh nghiệp một cách đồng bộ các ứng dụng công nghệ hiện đại. Ví dụ như việc theo dõi, giám sát và bảo mật các bộ phận khác nhau để chuyển đổi quản lý bảo mật công nghệ thông tin cho doanh nghiệp.
So sánh quản trị truyền thống và hiện đại
Mô hình quản trị truyền thống và hiện đại có những điểm khác biệt nhau như sau:
Quản trị truyền thống:
- Quản lý mọi công việc của đơn vị thông qua email. Mất nhiều thời gian để check mail và dễ thất lạc mail.
- Quản lý phải có mặt tại công ty để kiểm soát đầu việc theo đúng tiến độ.
- Luôn đốc thúc nhân viên làm việc để đạt được kết quả yêu cầu.
- Dữ liệu được tổng hợp bằng các file cứng, tốn kinh phí và dễ thất lạc, hư hỏng. Dữ liệu rất khó chia sẻ cho toàn công ty.
- Khó đo lường kết quả, việc khen thưởng cho nhân viên mang tính cảm tính.
- Tốn nhiều thời gian đào tạo nhân sự và kiểm tra chất lượng.
- Khi nhân sự nghỉ, quản lý tìm người thay thế và chuyển giao công việc rất khó khăn.
Quản trị hiện đại:
- Quản lý công việc thông qua hệ thống trực quan, dễ dàng kiểm soát thông tin nhanh chóng.
- Người quản lý theo dõi tiến độ công việc từ xa, ghi nhận thông qua phần mềm quản trị.
- Công việc được lên kế hoạch từ trước, quản lý nắm được các đầu việc trong ngày của nhân viên và tiến độ đầu việc.
- Dữ liệu được cập nhật trực tiếp lên hệ thống chung nên mọi người có thể sử dụng khi cần.
- Thống kê công việc và kết quả từng thành viên chính xác. Nhờ đó hữu ích cho việc nhận và khen thưởng đúng người đúng việc.
- Module đào tạo được update trên hệ thống, nhân sự tự học các module và thi. Điều này tăng tính tự học cho nhân sự và tối ưu quá trình training.
- Chuyển giao hay giao việc đều thực hiện dễ dàng thông qua internet.
Những xu hướng quản trị hiện đại hiện nay
Sau khi đã biết các điểm khác nhau của mô hình quản trị truyền thống và hiện đại thì hiện nay nhiều doanh nghiệp có xu hướng chọn quản lý hiện đại. Cụ thể, một số xu hướng quản trị hiện đại phổ biến như sau:
Quản trị đa văn hóa
Trong bối cảnh toàn cầu hóa cần có sự tương tác giữa những người từ nền văn hóa, tín ngưỡng, nguồn gốc khác nhau. Trong đó, các doanh nghiệp cần đa dạng hóa đội ngũ nhân lực để sáng tạo hơn với sự thay đổi.
Nhà quản lý hiệu quả cần biết cách quản lý lao động khác biệt về văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng, xu hướng. Lúc này, nhà quản trị cần phát triển một môi trường làm việc để mọi người tìm được tiếng nói chung và giữ được nét đặc sắc cá nhân.
Quản lý xung đột
Xung đột tồn tại bởi sự khác biệt về quan điểm, thái độ, cách tiếp cận với vấn đề nào đó. Lúc này người quản lý cần xác định lý do xung đột và giải quyết bằng cách hòa giải, biểu quyết…
Tái cấu trúc tổ chức
Đây là xu hướng quản trị hiện đại thịnh hành được áp dụng phổ biến hiện nay. Có nghĩa cách thực hiện công việc cần đổi mới, cải cách nâng cao hiệu suất, tăng lợi nhuận. Cần xác định lại quy trình nhằm loại bỏ thao tác thủ công, dư thừa, tinh gọn và tối ưu hóa thời gian, nguồn lực.
Trao quyền cho nhân viên
Xu hướng này sẽ cho phép cấp dưới tham gia quá trình ra quyết định. Nhà quản lý và nhân viên cấp dưới cùng bàn bạc, trao đổi tìm ra những giải pháp làm tăng giá trị của nhân viên và nâng cao sự gắn kết với tổ chức.
Trên đây là những điểm khác biệt của mô hình quản trị truyền thống và hiện đại trong doanh nghiệp. Để biết thêm nhiều kiến thức hữu ích về doanh nghiệp, bạn đọc hãy tham gia cộng đồng VietGigs ngay hôm nay.
Bình luận
Các bài viết liên quan
4 phút đọc